Đừng lấy đi những gì ngoài những bức ảnh và cũng đừng để lại thứ gì ngoài những bước chân.

KỈ THUÂT TRÔNG RỪNG

Kỉ thuât canh tác
Thời vụ trồng gừng
Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm);
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5).
Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu hoạch gừng.
Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

Đất trồng gừng

- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.


Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn,
Khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu,
Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn.
Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng.
Khi cây gừng bị thương thì nấm bệnh dễ dàng tấn công. Nên chọn vùng đất thịt, đất sét pha để trồng gừng.

Đất trồng gừng không được trồng chuyên canh, mà nên trồng luân canh hoặc xen canh với các loại cây trồng khác.

Để phòng ngừa bệnh hại sau này trên cây gừng thì cần ngăn ngừa. Trước khi xuống giống nên gom và thiêu huỷ những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên được cày xới, phơi khô, lên liếp và bón lót vôi bột (70-120 kg/công). Có thể rải chất kích kháng, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu.

Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học,.. rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.
Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự, nhưng đất sẽ được cho vào túi/bầu với lượng thích hợp (thông thường, túi/bầu có đường kính 40 -50 cm).


Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa).

 Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 -7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì trồng với mật độ thưa hơn vì cây được chăm sóc dễ dàng hơn. 


Ươm hom giống gừng
Chọn giống:
gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An) được đánh giá là có triển vọng (giống đã được Trung tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồng khảo nghiệm tại xã Hội An -huyện Chợ Mới năm 2005; năng suất cao gấp đôi giống gừng Lai ở thời điểm sau 4 tháng trồng, ít nhiễm bệnh thối củ và cháy lá).

Chuẩn bị giống: 
gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau

Khi bẻ củ gừng ra thì thấy bên trong ruột của củ gừng có màu vàng sậm.
Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (điều này cho thấy gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng).
Trồng gừng nếu trồng phải gừng non, gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại sẽ phát triển mạnh về sau này. 


Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và  che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng  (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). 

Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ấm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu).
Chú ý, trước khi đem hom gừng ra trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì đã bị nhiễm bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng.

Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.
Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ dàng truyền từ củ này sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian này giúp cho vết bẻ khô mặt

Ngoài ra, cần sử dụng thuốc vi sinh Trichoderma phun xịt lên mặt đất (theo liều hướng dẫn trên sản phẩm, sau đó cày ải đảo đất lại lần hai và tiến hành lên liếp để chuẩn bị xuống giống. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh để nhẹ tưới vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh.

Phân bón cho gừng
Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất. (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). 

Có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày. Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10kg/công. Đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.

Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng.
Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây và mục đích sử dụng, lưọng phân cần cho 1 ha:
Bón lót 3 -5 tấn phân chuồng (nên kết hợp phân trùn và các loại phân khác) và các chế phẩm sinh học với lượng thích hợp;
Bón thúc 100 -120 kg Urea + 150 -170 kg Super lân + 200 -220 kg Kali vào các thời điểm 25 -30, 90 -100 và 150 -160 NST.
Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân nêu trên, nếu thấy lá gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành bón qua lá bằng cách phun với lượng 10g Urea/bình 10 lít nước.


Chăm sóc cây gừng
- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.
- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.


- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm. 


- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại. 


Tưới nước:
Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.
Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh (đặc biệt là bệnh thối củ) ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.


Làm cỏ, vun gốc:
Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 -30 ngày sau khi trồng (NST), kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các thngs sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây gừng thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc.
Mặt khác, cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, dẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng.

Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng: 
- Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent,… Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

- Bệnh cháy lá: Bệnh này do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Bavistin,…

- Bệnh thối củ: Bệnh do vi khuẩn Ervina gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với gừng. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau toàn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục.

 Phòng trị: Đối với loại bệnh này thì việc phòng là quan trọng nhất. Quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn lá (đây là triệu chứng của bệnh thối củ), thì tiến hành phun các loại thuốc như: Cuproxat, Rampart, Validacin, thuốc vi sinh Trichoderma…để ngừa bệnh. Trong thuốc vi sinh Trichoderma có một loại nấm tên là Trichoderma như tên gọi của thuốc, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần một thời gian để thích hợp với môi trường trong đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng với bệnh hại.

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng.


Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Tizonon 50EC, Tiper 10EC, 25EC , Regent, Furadan, Kinalux,…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.


.Bệnh cháy lá:
Bệnh do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây.


Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc winmy 75wp, Score,..


Bệnh thối củ: Thối xanh:
Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng.

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);
Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng;
Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô (trong thuốc vi sinh Tricô có chứa nấm Trichoderma, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất);
Bón lót vôi với liều lượng 50 -100 kg/1.000 m2 để xử lí đất;
Xử lí giống bằng các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh;
Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide,..
Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn.


Thối vàng:

Bệnh do nấm Fusarium tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tốp lại có phủ lớp tơ màu trắng.
Phòng trị: Xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,..

Thu hoạch gừng
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.


Mô hình trồng gừng trong giỏ tre
Chuẩn bị vật dụng
- Giỏ tre có đường kính từ: 50-60cm, chiều sâu từ 30-40cm
- Gừng giống: Chọn gừng già, không mang mầm bệnh. Gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale). Trong sản xuất có hai giống khác nhau:

Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.
- Phân trùn: Được làm từ phân bò tươi (1tấn phân bò tươi sẽ cho 300-400kg phân trùn khô )
- Hỗn hợp: Đất + Phân chuồng hoai + Tro trấu hoai
- Lưới cước: Dùng lót trong giỏ tre.
- Vôi, thuốc bảo vệ thực vật

Cách tiến hành
- Gừng giống: Cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh, sau khi bẻ hom, để gừng khô mặt rồi mới đem giâm cho ra mầm. Thời gian từ 15-20 ngày (thường 1kg gừng giống bẻ được từ 15-20 miếng )

- Giỏ tre: Sau khi lót cước, cho hỗn hợp đất phân (đất+ phân + tro được xử lý vôi )vào, nén vừa , sau đó cho phân trùn 2-3kg/giỏ.

- Tiến hành trồng: Một giỏ trồng 2 miếng, sau đó tưới nước vừa đủ ẩm. Có thể xử lý thuốc trừ nấm bệnh hoặc trừ sâu sau khi trồng 3-5 ngày. Khi trồng, cần loại bỏ những hom gừng bị hư thối hoặc nhiễm nấm bệnh (tránh  trường hợp nấm bệnh lây lan về sau).

- Mật độ: 100m2 trồng được 150 giỏ
Bón phân:
- Đợt 1: Sau khi trồng 25-30 ngày, bón 3kg phân trùn /giỏ
- Đợt 2: Sau khi trồng 55-60 ngày, bón 3kg phân trùn /giỏ
- Các đợt sau, bón phân khi thấy củ lòi ra khỏi lớp phân trùn. Liều lượng phân bón tùy củ lòi nhiều hay ít. Khoảng 1- 3kg/giỏ.

Chăm sóc
- Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/ lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới có gắn vòi sen. Giai đoạn sau,  7 ngày/ lần, tưới đẫm nước.
- Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc
Phòng trừ sâu bệnh
Chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết, khi nguồn sâu bệnh phát triển mạnh:
- Sâu  đục thân: Sử dụng thuốc có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent …Tốt nhất, khi thấy bướm xuất hiện, tiến hành phun xịt.
- Bệnh cháy lá: Sử dụng  CarbenZim,Bavistin …
- Bệnh thối củ: Sử dụng Benomyl, Score, Kasai, Kasumin, Derosal …Đối với gừng giống, khi tồn trữ, cần phun một đợt thuốc trừ sâu bệnh trước khi thu hoạch để ngăn ngừa nguồn sâu bệnh  phát sinh.

Thu hoạch
- Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo.
- Đào nhẹ không để gẫy củ. Sau đó, nhổ cây, rũ sạch đất .
- Thu hoạch : Gừng tươi sau khi trồng 5-6 tháng, đạt 3kg/giỏ. Gừng giống sau khi trồng 8-9 tháng, đạt 5kg/giỏ.

Mô hình trồng gừng trong túi nilon

Chuẩn bị bao:
 Tận dụng bao đựng thức ăn gia súc (loại 25 kg) cắt đôi rồi may lại, dưới đáy đục 2 lỗ ở góc để thoát nước.
 Gừng là loại cây ưa đất ẩm, tơi xốp nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng, không chịu úng. Pha trộn đất trồng theo tỷ lệ 50% đất với 50% phân chuồng hoai mục + vỏ cà phê đã xử lý nấm Trichodarma + 1 muỗng cà phê phân vi sinh (Thăng Long xanh) cho vào bao xong đặt gừng giống (đã ủ nứt mầm) vào giữa bao, cách đáy bao 15 cm, sau đó phủ lớp đất nhẹ khoảng 2cm, trải lên trên mặt một lớp tro trấu cũ hoai mục để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

- Giống gừng:  Nên chọn gừng giống từ 10 – 12 tháng tuổi, sạch bệnh. Gừng giống mang về ủ nơi bóng mát, bên trên phủ bạt, tưới nước vừa đủ để giữ ấm. Thời gian ủ khoảng 15 – 20 ngày, gừng nhú mầm hết mang ra cấy.

Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng được 15 – 20 bọc

- Đất trồng: Gừng là loại cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng... Pha trộn đất trồng theo tỷ lệ đất đen 70% + phân chuồng, hữu cơ 30% cho vào bọc ni lông loại 5kg, dày khoảng 10cm, xong đặt hom gừng vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trãi lên mặt lớp tro trấu cũ hoai để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Khi trồng hom gừng nên tách hom giống bằng tay, không nên dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi hom giống dài khoảng 2 - 5 cm có ít nhất là 1 mầm. Trước khi trồng nên xử lý hom gừng bằng cách phun thuốc trừ nấm bệnh CARBAN 50 SC, COPPER ZINC 85WP...

- Chăm sóc: Gừng khi nhảy con làm củ thường có xu hướng trồi lên, do đó sau khi trồng khoảng 1 tháng nên thêm đất phân hữu cơ hoai mục các loại chừng 2 – 3 cm vào gốc gừng.

- Thay bọc: Sau khoảng 2 tháng gừng đã phát triển nhánh nhiều con và bọc cũng đã bị phân hủy nên thay bọc lớn hơn, tốt nhất có thể tận dụng bao đựng phân bón cũ (cắt làm hai) hoặc bao xi măng. Trồng gừng trong bọc có ưu điểm dễ di chuyển mà không ảnh hưởng đến sức sống của cây gừng, gừng có thể đặt trong bóng râm hay chỗ sáng đều thích hợp.

Khi trồng xong cần tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi trồng được 45 ngày bón lần 1, mỗi bao gừng bón 1 muỗng phân NPK 16 – 16 – 8 quanh gốc và rải lên trên gốc một hỗn hợp gồm 3 phần vỏ cà phê + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần đất. 45 ngày sau bón lần thứ 2 tương tự như lần 1.

- Phân bón: Do đất trồng gừng có lượng phân hữu cơ rất cao, nên chúng tôi chỉ sử dụng phân bón lá K – HUMAT, hoặc các loại phân vi lượng phun định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Phòng bệnh: Gừng sợ nhất là bệnh héo vàng thối rũ, đây là bệnh do vi khuẩn truyền nhiễm, do đó rất khó trị, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài nhiều ngày hoặc định kỳ 10 – 15 ngày phun 1 lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng COPPER ZINC, CARBAN 50SC... Tuy nhiên, ưu điểm gừng trồng trong bọc ít bị lây lan bệnh do bị cách ly từng bọc, khi thấy có bọc bị nhiễm, chúng ta lấy ra hủy bỏ bọc bị nhiễm bệnh đi.

Sau thời gian trồng khoảng 5 tháng, theo đánh giá của chúng tôi mỗi bọc có khả năng cho trọng lượng 1,5 – 2kg củ gừng.